Sẽ thu phí sử dụng cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu và các dự án cao tốc khác do Nhà nước đầu tư
Sáng 27/6, tại Kỳ họp thứ
7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đường bộ, gồm 6 chương, 86 điều quy định
về hoạt động đường bộ và quản lý Nhà nước về hoạt động đường bộ.
Quang
cảnh phiên làm việc sáng 27/6 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Nam
An
Trong đó, tại Điều 50 về phí sử dụng đường bộ cao tốc, Luật cho
phép: Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên
đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, bao gồm:
Đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công. Đường
cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao
cho Nhà nước.
Về quản lý, sử dụng các nguồn thu từ phí sử dụng đường cao tốc,
Luật Đường bộ quy định:
Cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản nộp
số phí thu được vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về phí và lệ
phí.
Tổ chức nhận nhượng quyền thu phí, nhượng quyền kinh doanh - quản
lý nộp số tiền nhận nhượng quyền theo quy định vào ngân sách nhà nước, số tiền
phí thu được trong thời gian thực hiện hợp đồng chuyển nhượng không phải nộp
ngân sách Nhà nước, trừ phần doanh thu phải chia sẻ cho Nhà nước theo quy định
của pháp luật.
Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025; tuy nhiên một
số điều, khoản sẽ có hiệu lực sớm hơn, trong đó có Điều 50 có hiệu lực kể từ
ngày 1/10/2024.
Từ trước đến nay, việc thu phí đường bộ cao tốc chỉ thực hiện thu
phí với những đoạn được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); còn các dự
án do vốn Nhà nước đầu tư không thu phí.
Như vậy, Luật Đường bộ vừa ban hành là căn cứ pháp lý để thực hiện
thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên đường cao tốc
do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác như: Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn
- Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn… đã đưa vào khai thác nhưng chưa thu phí do
chưa có quy định của luật.
Trên địa bàn Nghệ An, có 2 dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía
Đông đi qua là đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu và Diễn Châu - Bãi Vọt được đầu tư
theo 2 phương thức khác nhau.
Trong đó, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu có chiều dài 50 km (Thanh Hóa
6,5 km và Nghệ An 43,5 km), có tổng vốn đầu tư 7.293 tỷ đồng từ ngân sách Nhà
nước nên từ khi đưa vào khai thác tạm ngày 1/9/2023 và chính thức khánh thành
vào ngày 18/10/2023 không thu phí. Tuy nhiên, với việc ban hành Luật Đường bộ,
thời gian tới phương tiện di chuyển trên đoạn cao tốc này sẽ đóng phí.
Cầu
cạn trên cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. Ảnh tư liệu: PV
Còn đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt có tổng chiều dài 49,3 km (Nghệ An
44,4 km và Hà Tĩnh 4,9 km), được thực hiện theo hình thức hợp đồng đối tác công
tư (PPP) với tổng mức đầu tư gần 11.158 tỷ đồng (nguồn vốn nhà đầu tư hơn 5.090
tỷ đồng; nguồn vốn Nhà nước tham gia trong dự án gần 6.068 tỷ đồng).
Ngày 28/4 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND tỉnh
các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức thông xe đưa vào khai thác Dự án đường bộ cao
tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) có chiều dài khoảng
30 km đi qua địa phận các huyện: Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên của tỉnh Nghệ
An, với điểm đầu thuộc xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu kết nối với điểm cuối Dự án
thành phần Nghi Sơn - Diễn Châu; điểm tách làn tại nút giao Quốc lộ 46B thuộc
xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
19,3 km đoạn từ nút giao Quốc lộ 46B, xã Hưng Tây, huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An đến điểm cuối tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh
Hà Tĩnh, tiếp nối với dự án cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi cũng dự kiến sẽ khai
thác vào cuối tháng 6 này.
Do đây là dự án thực hiện theo phương thức đối tác công tư nên
ngay từ đầu đã có phương án thu phí. Doanh nghiệp dự án được phép thu phí và
vận hành khai thác 16 năm 6 tháng 8 ngày.
Trên đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ có 3 trạm thu phí đặt ở xã Nghi
Phương, huyện Nghi Lộc và nút giao Quốc lộ 46B - Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên,
cùng thuộc tỉnh Nghệ An và trạm đặt ở nút giao Quốc lộ 8 đoạn qua xã Thanh Bình
Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 44, Luật Đường bộ: Đường bộ cao
tốc (sau đây gọi là đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành
cho một số loại xe cơ giới tham gia giao thông theo quy định, có dải phân cách
phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc
các đường khác, được bố trí hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm
giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình, chỉ cho xe ra, vào
ở những điểm nhất định.
Nguồn:
baonghean.vn